Góc chia sẻ

Dinh dưỡng cho trẻ 3 đến 6 tuổi

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi bắt đầu làm quen với việc đến trường, bắt đầu từ lớp học mẫu giáo ở lứa tuổi 3. Điều này có nghĩa là, trong cuộc sống hàng ngày của mình, trẻ buộc phải bắt đầu thích nghi với công việc mới và xảy ra thường xuyên. Do đó, các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi này cần phải giải thích, động viên và khích lệ trẻ trong việc đi học, cũng như lựa chọn một chế độ dinh dưỡng mới, phù hợp hơn.

Các lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Giảm bớt lượng dầu mỡ cho vào các bữa ăn, chỉ ăn thịt nạc, cá, tôm… và không nên ăn thịt mỡ và các món xào rán.

Lượng sữa chỉ nên rút xuống 500ml/ngày, chọn sữa tươi không đường hoặc hoặc sữa đậu nành không đường hoặc sữa bột tách béo. Tránh dùng các loại sữa bột nguyên kem và sữa đặc có đường.

Nên cho cháu ăn thêm nhiều rau, khoảng 200g rau/ ngày. Nếu bạn đưa cho trẻ ăn những loại trái cây và rau củ bằng thái độ “ăn cũng được và không ăn cũng được” hoặc như muốn tạ lỗi vì không đáp ứng được yêu cầu của trẻ về một điều gì đó, thì thông thường trẻ sẽ không chịu ăn. Ngược lại, nếu bạn biết cách trình bày sao cho các thứ rau quả, trái cây trông thật hấp dẫn, ngon lành và đúng với lúc trẻ đang đói, thì tự nhiên trẻ sẽ ăn một cách bình thường, cho dù những món khó ăn nhưng có lợi cho sức khoẻ cũng được trẻ ăn một cách nhiệt tình. Tốt nhất, bạn nên tạo cho trẻ một thói quen ăn nhiều trái cây, rau quả trong các bữa ăn gia đình, vì nó cung cấp khá nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên cần thiết cho sức khoẻ.

Ngoài chế độ ăn, nên cho cháu tăng cường vận động như đạp xe, đi bộ…

Buổi sáng, cần cho trẻ ăn uống thật no để trẻ có thể tỉnh táo, khoẻ khoắn cho đến giờ cơm buổi trưa. Bởi vì ở trường, trẻ không có cơ hội ăn nhiều lần như ở nhà. Bữa trưa, những món ăn của trẻ cần có nhiều chất bổ dưỡng, đầy đủ chuyển hoá năng lượng chậm và lâu bền. Ngoài ra, bạn cần dạy bảo trẻ về những điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Lưu ý về thức ăn trưa cho trẻ khi đến trường

Bạn có thể kết hợp nhiều món ăn khi chuẩn bị hộp thức ăn trưa cho trẻ đến trường. Lưu ý có đầy đủ các thành phần dưỡng chất từ các nguyên liệu chế biến sau:

Chất đạm: Chọn thịt nạc như thịt gà, thịt bò, thịt heo…; các như cá ngừ, cá thu…; trứng luộc, sữa hoặc những miếng pho-mát nhỏ…

Carbohydrate: Chọn những nguyên liệu cung cấp Carbohydrate phức hợp như bánh mì toàn phần, khoai tây, mì sợi…Đây là những món ăn phóng xuất năng lượng một cách chậm chạp, lâu bền nên duy trì được mức độ ổn định về năng lượng, giúp trẻ hoạt động và tập trung trong thời gian dài. Bánh mì kẹp không hẳn chỉ dùng bánh mì sanwich, pho-mát nên được gói giấy kẽm.

Can-xi: Khi trẻ trên 1 tuổi và đã cai sữa thì nên cho trẻ uống sữa bò béo toàn phần, mỗi ngày dùng khoảng 400ml hoặc một lượng tương đương với các sản phẩm chế biến từ sữa. Một hũ sữa chua và 30g pho-mát cứng cung cấp một lượng can-xi tương đương với 200ml sữa. Khi trẻ tròn 2 tuổi, cần phải cho uống sữa béo toàn phần để có đủ calo và vitamin A cần thiết. Trẻ dưới 5 tuổi không nên thực hành chế độ dinh dưỡng ít chất béo.

Hiện nay, các siêu thị bán đầy các loại sữa chua sinh học và đồ uống chứa nhiều probiotics (các vi khuẩn có ích cho con người). Đó là những vi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm cùng với các chứng nhiễm trùng trong hệ tiêu hoá.

Trái sung tây phơi khô, các loại hạt và hạt dẻ cung cấp lượng can-xi vừa phải, ngược lại cá hộp cung cấp nhiều can-xi.

Các vitamin và khoáng chất: Nên nhớ luôn để trái cây tươi trong hộp thức ăn trưa của trẻ; trái cây phơi khô như là mơ tây, nho cũng rất có lợi cho sức khoẻ trẻ nhỏ. Rau sống, rau củ ăn với nước chấm thường khiến trẻ ưa thích. Tuy nhiên, những món ăn này bạn nên làm tại nhà, như rau thơm, xà lách, cà chua và dưa leo xắt lát, pho-mát…

Ngoài ra nên cho trẻ uống nước có nhiều vitamin C như nước cam vắt, chanh hoặc trái cây có nhiều vitamin C như trái kiwi, quýt để gia tăng mức hấp thu chất sắt của cơ thể. Không nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây tăng cường vitamin C nhân tạo, bởi vì nó cũng chứa nhiều đường không tốt cho sức khoẻ trẻ.

Bảo quản thức ăn trong hộp  đồ ăn trưa

  • Khi trời nóng, thức ăn rất dễ bị ôi, thiu nếu bạn không tuân thủ một số nguyên tắc bảo quản thức ăn. Nếu ở nhà, bạn nên cho thức ăn vào tủ lạnh.
  • Hộp sắt, hộp nhựa đựng thức ăn phải rửa thật sạch, khô ráo trước khi cho thức ăn vào và có nắp đậy kín.
  • Phân loại món ăn và để vào từng ngăn riêng.
  • Gói bánh mì kẹp trong bao nhựa hoặc giấy kẽm.
  • Để cho bánh mì kẹp khỏi bị ngấm nước, nên để các món dùng làm nhân bánh ra riêng.

Ghi nhớ:

Nên thông báo cho nhà trường biết nếu con bạn bị dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó, hoặc gia đình có tiền sử bị dị ứng thực phẩm. Bởi vì, đôi khi trẻ sẽ trao đổi các món ăn nhau, nên yêu cầu các bậc cha mẹ không cho trẻ đem bất kì món ăn nào có nguy cơ gây dị ứng, như hạt dẻ, đậu phộng, dâu tây…

Mẹo vặt:

Đôi khi nên để trẻ tự tay làm món ăn cho bữa trưa của mình với những công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Các em sẽ thích thú hơn khi tự chọn cho mình những món ăn ưa thích.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: