Góc chia sẻ

Phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ

Mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo rất nhiều nguy cơ về sức khỏe cho trẻ nhỏ. Vậy, cần làm gì để phòng bệnh mùa năng nóng cho trẻ? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Mùa hè, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh như: Mất nước, chuột rút do nóng, kiệt sức do nắng nóng, say nắng,… Vậy, phòng bênh mùa nắng nóng cho trẻ như thế nào?

Mùa hè, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh như: Mất nước, chuột rút do nóng, kiệt sức do nắng nóng, say nắng,…

Các bệnh liên quan tới nắng nóng 

Ra mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ có thể dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu. Chuột rút, kiệt sức vì nóng hay say nóng thường xuất hiện ở trẻ lớn tham gia hoạt động thể lực kéo dài dưới nắng nóng, ví dụ trong giờ chơi thể thao. Với trẻ nhỏ, bệnh chủ yếu liên quan tới nắng nóng là mất nước.

  • Mất nước:

Thời tiết nắng nóng, trẻ rất dễ bị mất nước và muối qua thoát mồ hôi và đường tiểu. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác.

Trẻ bị mất nước sẽ có các biểu hiện dưới đây:

-Môi khô, luôn có cảm giác khát nước

-Tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu.

-Khóc không có nước mắt.

-Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, lờ đờ

-Trường hợp trẻ bị mất nước nặng sẽ có biểu hiện mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.

Phòng mất nước cho trẻ: Nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu nước, cần chuyển trẻ vào nơi thoáng mát, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước điện giải…

Nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu nước, cần chuyển trẻ vào nơi thoáng mát, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước điện giải…

  • Chuột rút do nóng:

Trẻ bị chuột rút do nóng sẽ có biểu hiện đau cơ hay co cứng cơ, thường xuất hiện ở vùng bụng, cánh tay hay cẳng chân; hay vã mồ hôi… Chuột rút do nóng cũng có thể là biểu hiện của kiệt sức do nóng.

Xử trí và phòng ngừa chuột rút do nóng, cha mẹ cần lưu ý: Ngừng cho trẻ hoạt động thể lực dưới trời nắng nóng; cho trẻ uống nhiều nước; chơi và nghỉ ngơi ở nơi râm mát mẻ; tìm đến sự trợ giúp y tế khi tình trạng chuột rút không cải thiện.

  • Kiệt sức do nóng:

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị kiệt sức do nóng gồm: Vã mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất; da lạnh và ẩm ướt; mạch nhanh và yếu; thở nhanh và nông.

Xử trí và phòng ngừa như thế nào? Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng, cha mẹ cần tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng này không tiến bộ sau một giờ; giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng các biện pháp cho uống nước mát, tắm nước mát, lau người bằng khăn mát, đưa trẻ tới nơi có quạt mát, điều hòa, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát.

  • Say nắng: 

Đây là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ, thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo: Thân nhiệt lên cao (trên 39,5 độ C); da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); mạch nhanh, mạnh; đau đầu nhức nhối; chóng mặt; buồn nôn; mê sảng; mất ý thức

Xử trí và phòng ngừa:  Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cần tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ, chuyển trẻ tới khu vực râm mát, lau mát cơ thể, theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: